Khoảng 20 năm trước, cuộc sống vốn yên ổn với nghề bán quán ăn, thu nhập ổn định và có thể nói là có của ăn của để nhưng chị Nguyễn Kim Thùy ở xã Thạnh Hoà, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang lại quyết định rẽ sang hướng khác trong sự ngỡ ngàng của nhiều người mà ai cũng nói rằng chắc chị  mắc nợ con cá thát lát. Nhưng đối với người phụ nữ miền sông nước chân chất này lại là cơ duyên bước sang lĩnh mới đầy triển vọng.  Tinh thần quyết đoán “dám nghĩ, dám làm”  đã đưa người phụ nữ từ cuộc đời an phận trở thành một nữ giám đốc Hợp tác xã tài năng, nổi tiếng khắp đồng bằng.   

Chuyện khởi nghiệp của chị Nguyễn Kim Thùy là minh chứng câu nói: “Dù có hoàn cảnh khó khăn đến đâu thì khi có quyết tâm và nỗ lực không ngừng, con đường thành công vẫn luôn mở ra.”

Năm 2010 là mốc thời gian đánh dấu cho hành trình khởi nghiệp đầy mạo hiểm của chị Kim Thuỳ. Bởi thời điểm bấy giờ, là thời kỳ vàng son của cá rô đầu vuông và cá trê, người người, nhà nhà đào ao thả nuôi hai loài thuỷ sản vua này. Nhưng chị Thuỳ không chạy theo số đông mà lại quyết định theo đuổi con cá thát lát. “Người thành công thì luôn có hướng đi riêng” câu nói cũng đã nói lên những suy nghĩ của chị Thuỳ. Trong khoảng thời gian hoạt động trong ngành ẩm thực, nhiều lần chị đãi khách thập phương món chả cá thát lát, khách đều tấm tắc ngợi khen… cứ nhiều lần như vậy ý nghĩ làm giàu từ cá thát lát nảy sinh trong chị.  

  Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ: hàm lượng đạm thô có trong cá thát lát Hậu Giang chiếm 18%,  trong khi ở các tỉnh khác chỉ đạt 16%. Nguyên do, Hậu Giang nằm ở vũng trũng, được xem như rún cá đồng bằng, cộng với thổ nhưỡng thích hợp của vùng sông Hậu. Cho nên chất lượng thịt cá ở nơi đây có nhiều ưu điểm hơn ở chỗ khác như ngoại hình trắng sáng, thịt có màu trắng trong, sớ thịt mịn, hàm lượng protein và béo thô cao hơn… 
100 MÓN NGON
cá thát lát
Năm 2019 cá thát Hậu Giang lọt vào tóp 100 món ăn ngon Việt Nam.

Tiềm năng, lợi thế phát triển cá thát lát đã có nhưng khởi sự nào mấy suôn sẻ. Thời gian đầu khởi nghiệp chị  Kim Thuỳ lắm gian nan, non tay nghề và thiếu thị trường đầu ra dẫn đến thua lỗ nặng. Chị Nguyên Kim Thuỳ tậm sự: “Tôi thấy người dân mình chỉ biết là nạo chả từ cá thát lát, chứ không biết làm nhiều cái sản phẩm, thành ra mình thấy nhu cầu thị trường rất lớn. Bắt đầu mình tưởng nó dễ nhưng mà  nó không dễ, nó rất là khó nuôi, 10 người nuôi chừng 1 người  đạt thôi. “ Anh Cao Văn Phục chồng chị Thuỳ chia sẻ: “Bao nhiêu vốn liếng tích góp đều lần lượt ra đi, thời điểm đó bằng khoán nhà cũng đi cầm, đi mượn luôn cái bằng khoán đất của ông già vợ, em vợ, cha, mẹ ruột… dường như là hết đường lui. Nhưng mà đồng vợ đồng chồng, quyết tâm theo đuổi.” Nguyen Kim Thuy - GĐ Hợp tác xã Kỳ Như

Đồng vợ đồng chồng tác biển đông cũng cạn, chị Nguyễn Kim Thuỳ cùng anh Cao Văn Phục (phải) bắt đầu lặn lội đi tìm nguồn cá giống chất lượng. Nhưng ở xã Thạnh Hòa huyện Phụng Hiệp đa phần người dân chỉ làm trứng bột, muốn ấp ra con giống phải tốn chi phí khá cao.

Trong những lần ngược xuôi các tỉnh Miền tây chị Thùy tìm về huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp – nơi có nguồn thức ăn dồi dào như trứng nước, côn trùng làm môi trường nuôi con giống, đợi đến khi nào con giống đạt chất lượng thì chị bắt về thả nuôi. Cách làm tiết kiệm chi phí mà chất lượng con giống lại đạt. Nguyen Kim Thuy - GĐ Hợp tác xã Kỳ Như - làm việc

Chị Nguyễn Kim Thuỳ luôn trăn trở với suy nghĩ: “Cá thát lát là sản phẩm nổi tiếng của ĐBSCL, tỉnh Hậu Giang là nơi nhân giống đầu tiên và có diện tích nuôi lớn vùng. Nhưng nhiều năm qua, loài cá này chỉ quanh quẩn theo kiểu trong nhà ngoài chợ, khiến bao nông dân quên ăn, mất ngủ vì giá cả thị trường lên xuống bất ổn.”  Nặng lòng với quê hương, xứ sở chị quyết tâm khởi nghiệp lần 2.
Sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã kỳ như
Cá thát lát hậu giang

Lần khởi nghiệp thứ hai kiến thức về cá thát lát chị Kim Thùy ngày càng am tường. Chị suy nghĩ đến làm ăn tập thể mới trụ vững trên thương trường. Năm 2019 Hợp tác xã Kỳ Như ra đời  do chị làm giám đốc, với 26 thành viên, mỗi người đảm nhận các vai trò khác nhau: từ khâu làm con giống, thức ăn, lo đầu ra, ….Và quan trọng là liên kết các hộ nuôi để hình thành nên vùng sản xuất chất lượng, diện tích nuôi 16 hecta, sản lượng 120 tấn/tháng cá thịt và thành phẩm 2 đến 4 tấn mỗi ngày. Cũng vào năm 2019, tại cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang lần thứ nhất, dự án khởi nghiệp của chị Kim Thùy vinh dự  nhận phần thưởng cao nhất.  Giá trị tiếp tục được khẳng định và cá thát lát xứng đáng trở thành sản phẩm giá trị để vươn xa hơn.

Lòng nhiệt huyết và sự cố gắng không ngừng, chị  Kim Thùy mở rộng sản xuất và phát triển hợp tác xã thành một cơ sở chế biến đầy đủ từ vùng nguyên liệu, khu sơ chế, chế biến đến đóng hộp thành phẩm.
thát lát
cá thát lát kỳ như

Có thể gọi giai đoạn 2020 – 2023 là hành trình đổi mới gay gắt nhất đối với Hợp tác xã Kỳ Như. Một cuộc cách mạng  về phương thức sản xuất. Từ những mặt hàng truyền thống như chả nạo cá thát lát, cá thát lát rút xương thì giờ đây Hợp tác xã sản xuất thành công 14 sản phẩm từ cá thát lát, đáng chú ý có đến 8 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh, gồm: Cá thát lát rút xương tẩm gia vị, cá thát lát rút xương tẩm vị sả ớt, chả cá thát lát tẩm gia vị, chả cá thát lát tươi, khổ qua rừng nhân chả cá thát lát, cá thát lát nạo, bánh phồng cá thát lát… Để con cá nợ duyên tiếp tục cùng mình “bơi xa” hướng tới chị Kim Thuỳ xây dựng 2 sản phẩm cá thát lát rút xương tẩm gia vị  và chả cá thát lát nâng lên chuẩn OCOP 5 sao, vươn tầm xuất khẩu. Sự chuyên nghiệp dần hình thành, cơ sở sản xuất cá thát của chị Kim Thùy trở thành điểm tham quan, chia sẻ kinh nghiệm cho người dân trong vùng và sinh viên các trường Đại học. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan, nghe chị Nguyễn Kim Thùy (bìa phải) giới thiệu sản phẩm tại gian hàng Hợp tác xã Kỳ Như trưng bày tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022. Đi cùng sự cải tiến, đổi mới các sản phẩm cá thát lát Kỳ Như trở thành mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Hậu Giang. Giải quyết bài toán đầu ra cho người dân xã Thạnh Hòa và tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động nông thôn. Hiện cơ sở có 40 đến 50 lao động đang làm việc, thu nhập ổn định từ 4 đến 8 triệu đồng.

Những mặt hàng của HTX Kỳ Như không còn quanh quẩn theo kiểu trong nhà ngoài chợ mà đã có mặt tại các thành phố lớn như  Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc. Các siêu thị lớn như: Vinmart; Big C; Co.op Mart; Bách Hóa Xanh.. với sản lượng trên 500 tấn mỗi năm.

Lấy bài học đoàn kết áp dụng vào sản xuất chị Nguyễn Kim Thuỳ – Giám đốc Hợp tác xã Kỳ Như nâng tầm cá thát lát Hậu Giang. Sự cần cù, nhẫn nại và luôn giữ chữ tính trong làm ăn đã giúp chị vượt qua biết bao khó khăn, thử thách. Đối với chị làm giàu là phải có sự sẻ chia, không giấu giếm cho riêng mình mà cùng cộng đồng hưởng lợi. Đây là tư tưởng tiến bộ của người nông dân trong thời kỳ hội nhập./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *